Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng đường phố

Trong 20 năm đổi mới song song mạng lưới đô thị quốc gia đã và đang được mở rộng thì cần đi kèm cơ sở giao thông có tiêu chuẩn cao. Chiếu sáng đường phố trở nên quan trọng hơn khi nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của giao thông, hạ tầng đô thị. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như mong muốn cần giải được bài toán về chất lượng sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật. Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chiếu sáng đường phố bạn có thể tham khảo để hoàn thiện hệ thống chiếu sáng của mình.

Theo quyết định số 28/2001/QĐ-BXD, ngày 13 tháng 11 năm 2001 của Bộ Xây dựng ban hành “Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị” với quy định: độ chói trung bình, độ rọi trên mặt đường, độ cao treo đèn thấp nhất, yêu cầu về an toàn của hệ thống chiếu sáng, phương pháp tính toán và thiết kế chiếu sáng đường phố.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng để tính toán thiết kế xây dựng mới, cải tạo và kiểm định hệ thống chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị.

Xem thêm: Quản lý hệ thống chiếu sáng đường phố

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1 Phân cấp đường phố, đường và quảng trường đô thị

Loại đường

phố, quảng

trường

Cấp đường phố đô thị Chức năng chính của đường, phố, quảng trường Tốc độ

tính toán

(km/h)

Cấp chiếu

sáng

Đường phố

cấp đô thị

Đường cao tốc Xe chạy tốc độ cao, liên hệ giữa các khu của đô thị loại I, giữa các đô thị và các điểm dân cư trong hệ thống chùm đô thị. Tổ chức giao thông khác cao độ 120 A
Đường phố cấp I Giao thông liên tục liên hệ giữa các khu nhà ở, khu công nghiệp và các khu trung tâm công cộng nối với đường cao tốc trong phạm vi đô thị. Tổ chức giao thông khác cao độ 100 A
Đường phố cấp II Giao thông có điều khiển liên hệ trong phạm vi đô thị giữa các khu nhà ở, khu công nghiệp và trung tâm công cộng nối với đường phố chính cấp I. Tổ chức giao nhau khác cao độ 80 A
Cấp khu vực Đường khu vực Liên hệ trong giới hạn của nhà ở, nối với đường phố chính cấp đô thị 80 B
Đường vận tải Vận chuyển hàng hóa công nghiệp và vật liệu xây dựng ngoài khu dân dụng, giữa các khu công nghiệp và khu kho tàng bến bãi 80 B
Đường nội

bộ

Đường khu nhà ở Liên hệ giữa các tiểu khu, nhóm nhà với đường khu vực (không có giao thông công cộng) 60 C
Đường khu công nghiệp, và kho tàng Chuyên chở hàng hóa công nghiệp và vật liệu xây dựng trong giới hạn khu công nghiệp, kho tàng, nối ra đường vận tải và các đường khác 60 C
Quảng

trường

– Quảng trường chính thành phố A
– Quảng trường giao thông và quảng trường trước cầu A
– Quảng trường trước ga A
– Quảng trường đầu mối các công trình giao thông A
– Quảng trường trước các công trình công cộng và các địa điểm tập trung công cộng B

Chú ý:Trị số độ chói trung bình và độ rọi trung bình tương ứng trên dải hoạt động vận chuyển của đường, đường phố và quảng trường không được nhỏ hơn các giá trị quy định trong bảng.

2.2. Tỷ số giữa các trị số

  • Khi thiết kế chiếu sáng trên các trục đường vận chuyển tốc độ lớn, tại điểm kết thúc phải tạo ra các vùng đệm có độ chói giảm dần với chiều dài từ 100 đến 150m, bằng cách giảm công suất bóng đèn hoặc bớt đi một pha (ở các đường bố trí đèn 2 bên).
  • Tỷ số giữa các trị số độ chói nhỏ nhất và độ chói trung bình trên mặt đường có hoạt động vận chuyển của đường, đường phố, quảng trường không nhỏ hơn 0,4.
  • Tỷ số giữa trị số độ chói nhỏ nhất và độ chói trung bình trên các dải song song với trục đường có hoạt động vận chuyển không nhỏ hơn 0,7.
  • Để hạn chế chói lóa, khi thiết kế hệ thống chiếu sáng đường, đường phố và quảng trường, cần phải lựa chọn các thiết bị (đèn) chiếu sáng sao cho có chỉ số hạn chế chói lóa G không nhỏ hơn 4.
  • Vị trí của đèn chiếu sáng phải được bố trí sao cho người điều khiển phương tiện phân biệt rõ các biển báo hiệu. Các biển báo này có bề mặt được làm bằng vật liệu làm cho sự phản xạ ánh sáng mang tính khuếch tán.
  • Các đèn phải được đặt theo hàng, có tác dụng như cọc tiêu để người điều khiển phương tiện tăng khả năng định hướng.
Tiêu chuẩn thiết kế đèn cho đường phố - 1

Tiêu chuẩn thiết kế đèn cho đường phố – 1

2.3. Yêu cầu tại điểm giao thông 

  • Không gây chói lóa
  • Không bố trí cột tại những vị trí nguy hiểm khi bảo dưỡng.
  • Đảm bảo tầm nhìn xa từ 200 – 300m ngay cả trong điều kiện thời tiết xấu.
  • Tránh sử dụng quá nhiều đèn gây lẫn lộn cho người sử dụng, nên thiết kế các cột đèn có độ cao lớn lắp bóng đèn có quang thông lớn.
  • Tại các ngã tư giao nhau với đường sắt, cần chiếu sáng tối thiểu 30m hai bên chắn tàu, chú ý tránh làm lẫn lộn giữa các đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu đường sắt.
  • Tiêu chuẩn thiết kế đèn cho đường phố - 2

    Tiêu chuẩn thiết kế đèn cho đường phố – 2

Bài viết liên quan